Danh sách cảng biển lớn nhất ở Trung Quốc (China)

Bạn thường xuyên phải vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, vậy nên việc lựa chọn một địa điểm phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho việc vận tải sau này. Danh sách cảng biển lớn nhất ở Trung Quốc được Khải Quang Việt Trung  giới thiệu ngay sau đây sẽ là những địa điểm nổi tiếng và có đường vận tải biển nối liền với các biển của Việt Nam.

Danh sách 14 các cảng biển lớn nhất ở Trung Quốc.

Cảng Ôn Châu – Wenzhou Port

Cũng nằm trong danh sách 14 cảng biển lớn nhất Trung Quốc, cảng Ôn Châu Wenzhou Port được biết tới là một cửa sông nước sâu tự nhiên, và là cảng biển quốc tế trên bờ biển của Ôn Châu, Chiết Giang của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Vào năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa ước tính được thông qua là 25,16 triệu tấn và sản lượng container thông qua có con số chính xác là 570.200 TEU.

Cảng Thâm Quyến – Shenzhen Port

Cảng Thâm Quyến được biết tới là một cảng nằm trên đường bờ biển của Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nơi này nhìn chung là một trong những cảng container nhộn nhịp bậc nhất và phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới .

Cảng Thâm Quyến là nơi có 40 công ty vận tải biển đã được khai trương khoảng 130 tuyến container của các nước trên toàn quốc tế. Có 560 tàu ghé đã qua cảng Thâm Quyến hàng tháng và cũng có 21 tuyến trung chuyển đến từ các cảng khác tại khu vực Đồng bằng sông Châu Giang.Cảng Quảng Châu (Guangzhou) nằm trong danh sách 15 cảng biển lớn nhất Trung Quốc.

Cảng Quảng Châu (Guangzhou) đứng đầu trong danh sách 14 cảng biển lớn nhất Trung Quốc. Đây là nơi nằm gần thị trấn, cũng có tên tương tự. Cảng Quảng Châu nằm ở phía bắc của đồng bằng sông Châu Giang (sông Pearl), nơi này cách Biển Đông hàng trăm km. Xét về vị trí địa lý thì cảng Quảng Châu nằm gần các thành phố Macau và Hồng Kông, có khoảng cách từ 80 và 120 km.

Nói về tầm quan trọng và quy mô thì đây được biết đến là thành phố thứ ba của Trung Quốc, chỉ xếp sau Thượng Hải và Bắc Kinh.Tại cảng Quảng Châu mọi phương tiện vận chuyển đều rất hiện đại.Cảng chính của thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất của tất cả khu vực Nam Trung Quốc. Cảng được điều hành bởi công ty nhà nước có tên là Quảng Châu Port Group Co. Ltd, công ty được thành lập vào tháng 2 năm 2004. Cảng được liên kết với ba trăm cảng biển lớn tại 80 quốc gia và khu vực trên thế giới. Giới thiệu thêm, cảng Quảng Châu ngày nay là bao gồm cảng Hoàng Phố cũ.

Cảng Hạ Môn – Xiamen Port

Cảng Hạ Môn (XMN) được biết tới là cảng nước sâu quan trọng nằm tại khu vực đảo Hạ Môn. Đây là cảng bận rộn với việc vận tải biển thứ 7 ở Trung Quốc và xếp thứ 14 trên thế giới. Cảng nước sâu này có sức chứa khủng, có thể đón tàu 50.000 tấn cập cảng và tàu 100.000 tấn vào neo đậu vào bến. Lịch sử ghi nhận, vào ngày 31 tháng 8 năm 2010, Cảng Hạ Môn đã chính thức được hợp nhất với cảng gần đó là Trương Châu, và cũng từ đó trở thành cảng lớn nhất Đông Nam Trung Quốc. Cảng Hạ Môn – Xiamen Port có thể xử lý khối lượng hàng hóa lên tới hơn 10,7 triệu TEU vào năm 2018.

Cảng Thượng Hải – Shanghai Port

Cảng Thượng Hải, đây cũng là cảng nằm trong danh sách 14 cảng biển lớn nhất Trung Quốc. Cảng Thượng Hải hiện nay có xuất nhập trên 700 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Cảng nằm trong khu vực cửa sông Trường Giang, có diện tích chính xác là 3.619 km2, tức là bằng 470 sân bóng đá, bao gồm cả 125 bến với tổng chiều dài bến rơi vào khoảng 20 km, Shanghai Port phục vụ cho hơn 2.000 tàu container mỗi tháng và đón nhận 33,62 triệu đơn vị container. Việc nhập khẩu và xuất khẩu thương mại hàng năm tại nơi đây chiếm ¼  giá trị thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Đồng thời, việc xuất, nhập khẩu này cũng giúp Trung Quốc vượt lên Mỹ để trở thành quốc gia có nền thương mại lớn nhất thế giới.

Tianjin Port – Cảng Thiên Tân 

Cảng Thiên Tân đứng thứ 10 trong số những cảng biển lớn nhất thế giới , nằm ở khu vực sông Hải Hà, Trung Quốc. Hiện nay, cảng này đã kết nối vận tải biển được với hơn 400 cảng thuộc gần 200 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Thức tế, cảng Thiên tân đã xử lý trên 400 triệu tấn hàng hóa và khoảng 13 triệu tấn container mỗi năm. Và theo thống kê, cảng hiện có 159 bến và được tạo thành từ các cảng phía Bắc, bến cảng  từ phía Nam, một khu kinh tế trọng điểm tại khu vực phía Nam, khu vực phía Đông và từ các bến cảng phụ trợ khác.

Zhuhai Port – Cảng Chu Hải 

Cảng Chu Hải có vị trí địa lí nằm ở phía tây của  khu vực cửa sông Pearl River ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Chu Hải bao gồm bảy khu vực cảng biển chính, đó là: Gaolan, Wanshan, Jiuzhou, Xiangzhou, Tangjia, Hongwan và cảng Doumen.

Các khu vực chính được xác định là khu vực cảng Jiuzhou tại phía đông thành phố, và khu vực cảng Gaolan năm ở phía tây thành phố. Tính đến năm 2012, Zhuhai Port  có 131 bến, 126 bến sản xuất, và trong đó có 17 bến nước sâu với trên 10.000 DWT.

Cảng Chu Hải có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 71.870.000 tấn vào năm 2012 và đã vươn lên vượt mốc 100.000.000 tấn vào năm 2013.

Cảng Ninh Ba – Ningbo Zhoushan Port

Cảng Ningbo Zhoushan được xem là một trong số các cảng biển bận rộn nhất trên thế giới xét về sản lượng hàng hóa. Cảng Ning Ba nằm ở thành phố Ninh Ba và Zhoushan trên bờ biển Hoa Đông, thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc ở cuối phía đông nam của vịnh Hàng Châu

Ningbo Zhoushan Port  nằm ở ngã tư thuộc tuyến vận tải biển nội địa và ven biển Bắc – Nam, bao gồm các kênh lớn dẫn đến tuyến đường thủy nội địa quan trọng đến khu vực vận tải biển nội địa Trung Quốc. Theo thống kê, cảng Ninh Ba đã xử lý 888,96 triệu tấn hàng hóa vào năm 2015.

Nhà điều hành cảng chính  là Ningbo Zhoushan Port Co., Ltd. (NZP), được biết đến một công ty niêm yết, nhưng nó được sở hữu bởi 76,31% thuộc sở hữu của nhà nước.

Cảng Hồng Kông – Hongkong Port

Cảng Hồng Kông cũng là một cảng biển nước sâu nằm bên Biển Đông. Cảng bị chi phối bởi các yếu tố thương mại container sản phẩm được sản xuất, nguyên liệu và hành khách.

Hongkong Port là nhân tố quan trọng đồng hành cùng sự phát triển kinh tế của Hồng Kông, tại vùng nước sâu thuộc khu vực Cảng Victoria và đã tạo điều kiện lý tưởng cho việc neo đậu, xử lý tất cả các loại tàu thuyền hoạt động trên cảng.

Đây cũng được xem như là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới, về ba hạng mục chính đó là: vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa trên cảng biển và vận chuyển hành khách.

Cảng Thanh Đảo – Qingdao Port

Qingdao Port nằm trong danh sách 14 cảng biển lớn nhất Trung Quốc, cũng là một cảng biển trên vùng biển Hoàng Hải trong vùng lân cận của Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc .

Cảng Thanh Đảo được biết đến là một trong mười cảng bận rộn nhất trên thế giới (xếp thư 7 trong năm 2019 xét về tổng lượng hàng hóa). Ngoài bến container, Cảng Thanh Đảo còn có một bến cảng lớn để xử lý quặng sắt.

Cảng Đại Liên – Dailian Port

Đại Liên là cảng được thành lập năm 1899 nằm trong khu vực mũi phía nam của Bán đảo Liêu Đôn của Trung Quốc. Nơi đây cũng cũng được đánh giá là cảng đa năng lớn nhất ở Đông Bắc, Trung Quốc phục vụ cho các hoạt động trên cảng biển Bắc Á, khu vực Đông Á và tại Vành đai thái Bình Dương.

Dailian Port là cửa ngõ giao thương với Thái Bình Dương và là trung tâm trung chuyển container lớn thứ hai  tại Trung Quốc. Cảng Đại Liên đã thiết lập các liên kết giao thương và vận chuyển với hơn 300 cảng biển khác nhau tại 160 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Cảng cũng có 68 tuyến vận tải container nội địa và quốc tế. Dailian Port đã xử lý ít nhất 100 triệu hàng hóa thông qua cảng hàng năm.

Cảng FUZHOU (Phúc Châu)

Cảng FUZHOU có vị trí địa lý nằm trên bờ biển Đông Nam của tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc dọc theo eo biển Đài Loan. Đây là một cảng biển tự nhiên năm tại cửa sông Minjiang. Cảng Phúc Châu được kết nối thuận lợi với vùng nội địa và là một cảng trung chuyển container chính để hỗ trợ tối đa cho các ngành công nghiệp đang phát triển tại khu vực Đông Nam và Tây Trung Quốc.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Fuzhou (Phúc Châu): Evergree (EMC), MCC, SITC, PIL, Wanhai và Yang Ming.

Cảng ZHONGSHAN/JIANGMEN (Trung Sơn) 

Cảng ZHONGSHAN là cảng biển nằm ở tỉnh Quảng Đông, Đông Nam của Trung Quốc. Đây là một cảng cửa sông tự nhiên mở về hướng đồng bằng sông Châu Giang và đổ ra Biển Đông. Cảng ZHONGSHAN/JIANGMEN chủ yếu xử lý vận chuyển đường biển cho hàng rời và container và là cảng biển kết nối giữa Trung Quốc cũng như thế giới.

ZHONGSHAN/JIANGMEN (Trung Sơn) – Cảng biển lớn của Trung Quốc.

Cảng Phật Sơn (Foshan)

Cảng Phật Sơn (Foshan) của Trung Quốc nằm ở thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông. Theo Khải Quang Việt Trung tìm hiểu thì cảng Phật Sơn với tổng cộng 15 cầu cảng được vận hành, cùng vị trí đắc địa thuận lợi, cảng này thường giao thương nhiều giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt giao thương hàng hóa với Việt Nam. Hiện nay, Theo Khải Quang Việt Trung  đã và đang khai thác các  tuyến vận tải đường biển từ Foshan về Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cát Lái – TPHCM với chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Cảng Hoàng Phố (HUANGPU) 

Cảng HUANGPU có vị trí địa lí nằm ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Theo tìm hiểu thì trước đây cảng Hoàng Phố đóng vai trò quan trong đối với việc giao thương hàng hóa tại phía nam Trung Quốc. Hiện nay, sản lượng hàng hóa không còn được nhiều như trước, nhưng vai trò và vị thế của cảng biển HUANGPU vẫn còn rất lớn.

Các hãng tàu khai thác tuyến HUANGPU về Vietnam là: Cosco, ANL, ONE, OOCL, PIL và hãng tàu RCL.

Theo Khải Quang Việt Trung đã giới thiệu danh sách 14 cảng biển lớn nhất Trung Quốc. Hy vọng bạn cũng như tất cả khách hàng đã có thêm những thông tin thực sự bổ ích để lựa chọn những điểm cảng giao thương các chuyến hàng hóa của mình sau này. Theo Khải Quang Việt Trung hứa hẹn sẽ cung cấp dịch vụ vận tải tốt nhất từ các cảng biển lớn tại Trung Quốc về Việt Nam, giúp khách hàng luôn an tâm với từng chuyến hàng.

Gọi điện thoại
0936.727.891